Người có hệ tiêu hóa kém khi gặp những thức ăn khó tiêu hóa sẽ khó hấp thu, dẫn đến hay bị đầy bụng khó tiêu và đầy hơi, tạo cảm giác chán ăn, khó chịu. Nguyên nhân và cách phòng ngừa thế nào mời các bạn xem bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đầy bụng khó tiêu
Sau mỗi bữa ăn khoảng 3-6 tiếng, dạ dày và đường ruột sẽ nghiền và hấp thu thức ăn, nếu quá thời gian này mà lượng thức ăn chưa được xử lý hết sẽ sinh ra đầy bụng khó tiêu.
Chứng ăn vào đầy bụng khó tiêu thường xảy ra có thể do chúng ta ăn quá nhiều dầu mỡ, protein, chất xơ, hấp thụ nhiều chất kích thích hoặc do ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
Chất xơ và protein rất cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều thì các enzyme phân giải 2 thành phần này sẽ quá tải, không đủ để tiêu hóa chúng, dẫn đến lượng thức ăn tồn trong dạ dày thời gian lâu và sinh ra khí.
Đối với dầu mỡ (lipid), đây là thành phần khó tiêu hóa, đặc biệt là dầu mỡ đã sử dụng nhiều lần, thực phẩm đóng gói, chứa rất nhiều cholesterol và chất oxy hóa. Với những người thiếu Lipase enzyme thì khả năng phân giải chất béo sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, ăn quá nhiều, nhai không kỹ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chướng bụng đầy hơi.
Với người có đường tiêu hóa khỏe sẽ không gặp trở ngại, nhưng với người đường tiêu hóa không tốt sẽ đầy hơi chướng bụng khó tiêu khi gặp phải những thức ăn như nêu trên.
Đầy bụng khó tiêu nên ăn gì
Chướng bụng hay đầy bụng khó tiêu sinh ra các triệu chứng khó chịu như nóng râm rang, đầy hơi, ợ chua, nặng bụng, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống. Vậy bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì, làm gì để cải thiện.
Cách giảm đầy bụng khó tiêu bằng cách hạn chế thực phẩm không tốt cho đường tiêu hóa.
Hạn chế ăn thức ăn dầu mỡ, chiên rán. Đây là những thực phẩm khiến gan và mật làm việc cực nhọc và tiêu tốn nhiều enzyme Lipase, đồng thời dạng thức ăn này rất dễ gây ra bệnh máu nhiễm mỡ.
Cuộc sộng rộn khiến bạn không có nhiều thời gian để chuẩn bị bữa ăn đầy đủ thức ăn tươi mà phải dùng thực phẩm qua chế biến, đông lạnh, đóng gói, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa và dạ dày. Hãy giảm đến mức tối thiểu nguồn thức ăn này cũng là cách chữa đầy bụng khó tiêu, mang lại sức khỏe cho dạ dày.
Người lớn, Lastase enzyme không còn như ở trẻ nhỏ, đây chính là men dùng để phân giải lactose có trong sữa. Vì vậy, với những ai thiếu lastase không nên uống sữa, đặc biệt là lúc bụng đói. Dấu hiệu để biết người thiếu lastase đó là khi uống sữa, bụng nóng râm rang, cồn cào, cảm giác no lâu, không muốn ăn, đôi khi gặp trường hợp tiêu chảy hoặc buồn nôn.
Trẻ em và mẹ mang thai bị đầy bụng cần phải tìm kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng
Bị đầy bụng khó tiêu nên ăn gì
Sữa chua ( Yagurt): Sữa chua chứa nhiều men vi sinh, tạo ra hệ vi khuẩn tốt sinh sống trong đường tiêu hóa của bạn để hỗ trợ quá trình tiêu hóa khỏe mạnh. Nếu bạn không thể tiêu hóa sữa chua vì có nhiều lactose, hãy dùng kefir.
Gừng: đây là một trong những loại thuốc thảo dược lâu đời nhất, đặc tính chống viêm của gừng có tác dụng tuyệt vời đối với chứng đầy hơi và đầy hơi. Gừng chứa một loại enzym tiêu hóa gọi là zingibain, giúp cơ thể phân hủy protein.
Ngoài ra, gừng còn giảm viêm trong ruột kết, giúp thức ăn bạn ăn đi qua hệ thống của bạn dễ dàng hơn. Và do đó, gừng là cách giảm trướng bụng đầy hơi khó tiêu từ xa xưa của ông bà.
Dưa lưới: giúp cơ thể bạn ngậm nước và giảm đầy hơi. Chúng cũng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp bạn thải bớt nước thừa. và muối từ cơ thể.
Bơ: Bơ là một nguồn tuyệt vời cung cấp kali giúp giảm đầy hơi và chất chống oxy hóa. Bơ còn là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
Đu đủ: Chất papain trong đu đủ là một loại enzyme giúp phân hủy thức ăn và chống lại chứng viêm. Đu đủ rất hiệu quả để làm dịu quá trình tiêu hóa.
Dứa: Dứa có chứa một loại enzyme tiêu hóa gọi là bromelain. Bromelain được cho là hỗ trợ tiêu hóa, bằng cách phá vỡ các protein trong dạ dày có thể gây đầy hơi.
Astisô. Khi thức ăn đọng lại trong ruột, chúng sẽ lên men, tạo ra khí. Atisô sẽ ngăn chặn điều này bằng cách đẩy thực phẩm tồn đọng đi xuống ruột già và đi ra ngoài.
Trên đây là những thông tin giúp bạn biết khi bị đầy bụng khó tiêu phải làm sao. Các phương pháp này có thể áp dụng trị đầy bụng khó tiêu tại nhà. Tuy nhiên, nếu trình trạng không giảm mà còn kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ.