Hiểu được các mốc tăng trưởng và phát triển chiều cao cho trẻ là một phần quan trọng trong quá trình nuôi dạy con cái. Thông qua đó, cha mẹ có những kế hoạch để chăm sóc con từ khi sinh cho đến phát triển chiều cao dậy thì sau này.
Có bốn giai đoạn phát triển riêng biệt của con người: giai đoạn phát triển của bào thai, giai đoạn sơ sinh, thời thơ ấu và dậy thì. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sẽ có hai giai đoạn chính để phát triển chiều cao cho trẻ.
1000 ngày đầu tiên trong đời
1000 ngày đầu tiên (tính từ khi trẻ được thụ thai cho đến khi trẻ được 24 tháng tuổi) là giai đoạn phát triển vàng chiều cao và thể chất của trẻ. Nếu cung cấp đủ dinh dưỡng, trong năm đầu tiên, trẻ có thể cao thêm 25cm và 10cm mỗi năm trong 2 năm tiếp theo. 1000 ngày đầu đời quyết định phần lớn khả năng phát triển chiều cao của trẻ sau này.
Trong giai đoạn dưới 12 tháng tuổi là thời điểm trẻ có tốc độ phát triển vượt trội so với mọi giai đoạn khác. Thời gian này trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Dùng bổ sung sữa ngoài trong trường hợp mẹ không đủ cung cấp.
Sau 2 tuổi, tốc độ phát triển của trẻ sẽ giảm, mật độ xương cũng tăng ít hơn giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, nếu ở giai đoạn này trẻ có chế độ dinh dưỡng phù hợp thì đó sẽ là tiền đề để trẻ phát triển chiều cao dậy thì hiệu quả.
Tăng chiều cao tuổi dậy thì
Tuổi dậy thì khác nhau ở mỗi trẻ, thông thường được tính từ 10 đến 15 tuổi. Tốc độ phát triển chiều cao bé gái có thể từ 10cm-12cm mỗi năm giai đoạn 10-12 tuổi. Đối với trẻ trai, tốc độ tăng trưởng 10cm - 15cm mỗi năm ở giai đoạn 12-14 tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần ở tuổi 15 ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai.
Tuổi dậy thì quyết định chiều cao của người trưởng thành. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ khoáng trong xương tăng mạnh trong thời gian này. Chiều cao và sự tăng trưởng có liên quan đến sự phát triển xương, mật độ xương và hoạt động của hormone tăng trưởng. Vì vậy, việc bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết đối với trẻ.
Dậy thì sớm có ảnh hưởng đến chiều cao không
Khi bắt dầu dậy thì, chiều cao cơ thể của các bé phát triển rất nhanh do hormone gây dậy thì sớm kích hoạt các cơ xương phát triển. Tuy nhiên, vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường, các đầu xương nhanh chóng đóng kín, quá trình phát triển về thể chất chưa kịp hoàn thiện, trẻ không tăng chiều cao nữa và thường ngừng phát triển sớm hơn.
Do đó những trẻ dậy thì sớm sẽ bị thua kém về chiều cao so với các bạn bình thường khi đến tuổi trưởng thành. Trẻ có nguy cơ thấp hơn mức chiều cao lý tưởng khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia nghiên cứu cảnh báo, trẻ dậy thì sớm sẽ thấp hơn từ 10cm - 20cm so với các bạn cùng trang lứa, tùy thuộc vào giới tính.
Một số cách tăng chiều cao trong tuổi dậy thì
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ
Dù trong bất kỳ thời kỳ nào của con người, dinh dưỡng vẫn đóng vai trò then chốt, kể cả thời kỳ dậy thì. Vì vậy, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển. Cung cấp những thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, vitamin K2, photpho, magie, vì đây là những dưỡng chất và vitamin tăng chiều cao nhanh, cần thiết cho xương.
Vận động, thể thao
Vận động thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao, kích thích sự trao đổi chất và hấp thu chất dinh dưỡng. Nên khuyến khích trẻ tham gia các môn thể thao phù hợp với sở thích và khả năng của trẻ trong giai đoạn phát triển chiều cao.
Ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ
Ngủ đủ giấc là một trong những cách phát triển chiều cao tuổi dậy thì. Trong lúc ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng để kích thích tăng trưởng chiều cao. Vì vậy, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ. Điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiết ra nhiều hormone tăng trưởng mà còn giúp trẻ có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tái tạo năng lượng cho một ngày mới.