Những điều cần biết dành cho người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đường

Đăng bởi Mr.Trang vào lúc 27/06/2023
Những điều cần biết dành cho người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đường

Bệnh rối loạn chuyển hóa đường có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, béo phì, thừa cân hoặc ít hoạt động thể chất. Các yếu tố này dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin, gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những người dễ mắc chứng rối loạn chuyển hóa đường

Insulin - hormone do tuyến tụy sinh ra nhằm vận chuyển đường trong máu đi nuôi tế bào. Vì nhiều lý do khác nhau, hormone này hoạt động yếu hoặc không hoàn thành chức năng chuyển hóa đường, gây nên bệnh tiểu đường loại 2 hay đái tháo đường loại 2. Những trường hợp sau dẫn đến dễ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa glucose.

  • Chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh
  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường
  • Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai gây ra tiểu đường thai kỳ
  • Thừa cân, béo phì, người mắc chứng rối loạn lipid máu
  • Ít hoạt động thể chất
  • Tuổi tác
  • Dân tộc

Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đường sẽ cao hơn nếu bạn từng mắc bệnh gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, đa nang buồng trứng

Các yếu tố nguy cơ đối với người mắc bệnh tiểu đường

Yếu tố nguy cơ đối với người bệnh là dẫn đến các các biến chứng tiểu đường. Các biến chứng này bao gồm:

Biến chứng tim mach

Glucose trong máu tăng cao kéo dài dẫn đến tổn thương mạch máu, gây ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tổn thương thành mạch và hẹp các động mạch tứ chi, thậm chí tắc mạch gây hoại tử chi. Biến chứng tim mạch do đái tháo đường gây ra là rất phổ biến

Biến chứng thận

Tổn thương ở mạch máu cũng sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của cơ quan thận, gây suy thận, dẫn đến nguy cơ phải chạy thận nhân tạo hay phải ghép thận.

Bệnh thần kinh ngoại vi

Bệnh đái tháo đường gây ra tổn thương thần kinh khắp cơ thể khi glucose trong máu quá cao, bị ảnh hưởng nhiều nhất là các chi. Tổn thương thần kinh ở tứ chi là bệnh lý thần kinh ngoại biên và có thể dẫn đến đau, ngứa và mất cảm giác.

Bệnh võng mạc mắt

Mức glucose máu cao liên tục cùng với huyết áp tăng và cholesterol cao là những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý võng mạc. Nhiều người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa đường mãn tính đều bị giảm thị lực và bệnh võng mạc mắt

Bệnh Alzheimer

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer

Phòng ngừa rối loạn chuyển hóa đường máu

Lối sống lười vận động, chế độ ăn không lành mạnh và lười tập thể dục là những yếu tố chính góp phần làm tăng nguy cơ tiểu đường.

Sau đây là những cách hiệu quả để giảm rối loạn chuyển hóa glucose và phòng ngừa tiểu đường.

Tăng cường vận động

Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin.

Đi bộ, chạy bộ là một trong những bài tập tốt nhất để kiểm soát nồng độ đường huyết và phòng ngừa tiểu đường. Hãy tạo thói quen dành ít nhất 15 phút mỗi sáng và mỗi tối để đi bộ.

Uống đủ nước

Nước ở đây được hiểu là nước lọc, nước tinh khiết. Uống nước tốt nhất khi bụng đói và trước bữa ăn khoảng 45 phút. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng rất quan trọng giúp kiểm soát nồng độ đường huyết. Uống đủ nước còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Ăn rau quả nhiều chất xơ

Chất xơ làm chậm quá trình hấp thụ đường, chất béo và cholesterol, giảm lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa bệnh rối loạn chuyển hóa đường. Chất xơ còn giảm cảm giác thèm ăn, mau no và lâu đói.

Ngũ cốc và rau quả chứa chất xơ đem lại nhiều lợi ích trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Bổ sung vitamin D

Thiếu vitamin D liên quan tới kháng insulin và làm tăng nồng độ đường huyết. Vì vậy, hãy đảm bảo đủ lượng vitamin D cho cơ thể để hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng ngừa rối loạn chuyển hóa đường.

Nói không với chất kích thích

Chất kích thích làm sức khỏe suy giảm, giảm chức năng tuyến tụy, đặc biệt là thuốc lá. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá. 

Không hoặc sử dụng ít đối với bia rượu. Sử dụng rượu quá nhiều có thể gây viêm tụy mãn tính, giảm khả năng tiết insulin vốn có nhiệm vụ kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến đái tháo đường.

Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Tags:
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline
0984.933.601