Cholesterol rất quan trọng, biểu hiện của tình trạng sức khỏe tim mạch, khi chỉ số cholesterol trong máu cao kéo dài dễ dẫn đến nguyên nhân bệnh lý về tim mạch như xơ vữa động mạch, huyết áp hay thậm chí là đột quỵ
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một acid béo,là một dạng của chất béo steriol, có mặt trong máu và tham gia vào quá trình hình thành màng tế bào, ngoài ra còn đóng vai trò quan trọng khác trong nhiều quá trình sinh hóa của cơ thể.
Cholesterol là thành phần của máu, được vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein. Lipoprotein là tập hợp của các thành phần: protein, phospholipid, tryglyceride và cholesterol, chúng vận chuyển các chất này cung cấp cho cơ thể.
Khi xét nghiệm máu, các chỉ số protein, phospholipid, tryglyceride và cholesterol đều có trong kết quả xét nghiệm, kết quả này sẽ cho bạn biết có bị rối loạn lipid máu (hay còn gọi là triệu chứng máu nhiễm mỡ) hay không.
HDL cholesterol, LDL cholesterol là gì?
Nếu trong lipoprotein, protein chiếm tỷ trọng lớn hơn thì được gọi là HDL (lipoprotein tỷ trọng cao). Ngược lại, nếu trong lipoprotein acid béo nhiều hơn thì gọi là LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp). Trong lipoprotein, triglyceride chiếm tỷ trọng lớn thì được gọi là VLDL tức lipoprotein tỷ trọng rất thấp, chỉ chuyên chuyên chở triglyceride.
HDL cholesterol ( High Density Lipoprotein Cholesterol): còn gọi là cholesterol tốt, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.
LDL cholesterol ( Low Density Lipoprotein Cholesterol) được gọi là cholesterol xấu. Khi trong máu có quá nhiều LDL, cholesterol bám vào thành mạch, tình trạng này kéo dài sẽ làm hẹp động mạch, gây xơ vữa động mạch, áp huyết cao.
LDL cholesterol và VLDL cholesterol đều là các cholesterol xấu. Khi trong máu có quá nhiều hai hợp chất này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Các nghiên cứu và phân tích về lipoprotein được ông Joseph L. Goldstein thuộc Đại học Washington và Michael S. Brown tìm ra ở thập niên 1970. Cho đến nay, nghiên cứu này giúp ích nhiều cho ngành y học.
Vai trò của cholesterol
Cholesterol được cơ thể tổng hợp hàng ngày, chiếm khoảng 25%, chủ yếu là ở gan, lượng còn lại được chúng ta cung cấp qua đường ăn uống và nguồn thực phẩm.
Cholesterol có vai trò trong việc hình thành màng tế bào, sản xuất hormone, là tiền chất để tổng hợp vitamin D.
Cholesterol góp phần quan trọng trong việc tạo ra các hormone sinh dục estrogen và testosterone, tăng hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, việc cholesterol trong máu cao sẽ dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay còn gọi là đột quỵ, chứng xơ vữa động mạch.
Chỉ số cholesterol toàn phần là gì?
Cholesterol là thành phần của máu, được tạo ra trong cơ thể và cung cấp qua đường ăn uống. Quá trình sử dụng nhiều dầu mỡ động vật sẽ làm cholesterol tăng (LDL tăng), đây là cholesterol không tốt cho sức khỏe tim mạch. ( Xem cách ăn gì để giảm mỡ máu)
Xét nghiệm định lượng cholesterol toàn phần là xét nghiệm chỉ số tổng thể cholesterol trong máu. Nồng độ cholesterol toàn phần được cấu thành từ LDL, HDL và triglyceride.
- Chỉ số cholesterol toàn phần
Chỉ số cholesterol toàn phần dưới 200 mg/dL (5.1 mmol/L) cho biết tình trạnh bình thường
Chỉ số cholesterol.toàn phần khoảng 200-239 mg/dL (5.1 - 6.2 mmol/L) mức cảnh báo, cho biết acid béo trong máu vượt mức bình thường.
Chỉ số cholesterol toàn phần trên 240 mg/dL ( 6.2 mmol/L) cho biết cholesterol đang cao, rất dễ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch.
- Chỉ số LDL, HDL cholesterol và triglyceride
Chỉ số LDL cholesterol an toàn khi ở mức dưới 130 mg/dL (<3.3 mmol/L)
Chỉ số HDL cholesterol an toàn khi trên 50 mg/dL ( >1.3 mmol/L)
Chỉ số triglyceride an toàn ở mức dưới 160 mg/dL ( 5< 2.2 mmol/L)
Khi xét nghiệm máu, các chỉ số cholesterol vượt mức an toàn, hãy thường xuyên đi kiểm tra ở các lần kế tiếp để theo dõi tình hình sức khỏe. Đồng thời cần điều chỉnh chế độ ăn uống ít mỡ động vật, tăng cường sử dụng dầu thực vật thay thế mỡ động vật, có chế độ luyện tập thể thao để điều tiết hàm lượng cholesterol.
Cholesterol cao nguy hiểm nếu để kéo dài, tuy nhiên việc điều trị sớm không quá khó và phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Chúng ta có thể dùng thuốc giảm mỡ máu và cholesterol nhưng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ và có lộ trình.