Bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh rối loạn chuyển hóa glucose

Đăng bởi Mr.Trang vào lúc 28/06/2023
Bạn đang ở giai đoạn nào của bệnh rối loạn chuyển hóa glucose

Bệnh rối loạn chuyển hóa glucose hay còn gọi là rối loạn dung nạp glucose sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường. Người bệnh xác định mình đang trong giai đoạn nào của bệnh để có biện pháp chữa trị thích hợp.

Tiền tiểu đường

Giai đoạn tiền tiểu đường là giai đoạn khi lượng đường trong máu đường trong máu cao hơn bình thường, xuất phát từ việc người bệnh bị rối loạn dung nạp glucose trong máu. Giai đoạn này kéo dài từ 3-5 năm.

Tiền tiểu đường khá mơ hồ, được xác định thông qua các triệu chứng như da bị đổi màu ở các vị trí nếp gấp như gáy, nách, cổ tay, mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân nhiều, hay buồn nôn, vàng da, đi tiểu nhiều hơn. Người bệnh cần đi xét nghiệm máu khi thấy những dấu hiệu trên.

Nhận biết các dấu hiệu bệnh tiểu đường giai đoạn đầu là rất quan trọng vì có thể giúp cơ thể phục hồi, thoát khỏi bệnh tật, cải thiện sức khỏe.

Giai đoạn tiến triển

Tuyến tụy bắt đầu giảm khả năng sản xuất insulin, rối loạn chuyển hoá đường huyết và hậu quả là đường huyết tăng cao trên giới hạn cho phép, cơ thể bắt đầu có hiện tượng không thể tự bù trừ được tình trạng kháng insulin. Những triệu chứng trong giai đoạn tiền tiểu đường sẽ lặp lại thường xuyên hơn.

Giai đoạn biến chứng tiểu đường

Trong giai đoạn này, tình trạng kháng insulin tăng cộng thêm tuyến tụy ngày càng suy kiệt khiến chỉ số đường huyết và HbA1c tăng cao. Người bệnh buộc phải dùng nhiều thuốc hạ đường huyết, thậm chí nhiều trường hợp phải chuyển từ thuốc uống sang thuốc tiêm mới có thể kiểm soát được lượng đường trong máu.

Các biến chứng của tiểu đường sẽ xuất hiện trong giai đoạn này, người bệnh sẽ bị các chứng bệnh liên quan tới tim mạch, thận, hệ tiêu hóa, đau khớp, mắt mờ.

Mục tiêu điều trị trong giai đoạn 3 không đơn thuần là hạ đường huyết mà phải hướng tới việc cải thiện biến chứng và phòng biến chứng tiến triển nặng.

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Trong tiểu đường giai đoạn cuối, các biến chứng tiểu đường càng nặng thêm như suy thận, bệnh tim và mất thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối có thể xảy ra sau khi kiểm soát tiểu đường kém trong nhiều năm.

Suy tim: Tình trạng xơ vữa động mạch do biến chứng mạch máu khiến tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dài sẽ bị suy kiệt gây khó thở, mệt mỏi, ho, đau tức ngực, phù chân tay… thậm chí tử vong vì các cơn nhồi máu.

Suy thận: Biến chứng này khá phổ biến. Rối loạn chuyển hóa glucose khiến lượng đường trong máu cao không chỉ phá hoại các mạch máu lớn mà còn gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ thống mạch máu nhỏ tại thận. Thận không có khả năng lọc máu sẽ khiến các chất độc hại bị tích tụ trong cơ thể, nhẹ gây mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nặng làm người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo mới duy trì được sức khỏe.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa: Nếu như trong giai đoạn đầu của bệnh rối loạn chuyển hóa glucose kiểm soát đường huyết không tốt, biến chứng rối loạn tiêu hóa ở giai đoạn cuối khiến nhiều người bệnh gặp phải tình trạng liệt dạ dày khiến việc ăn uống cực kỳ khó khăn, thậm chí cần đặt ống dẫn thức ăn.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 chiếm phần lớn tổng số ca mắc bệnh tiểu đường, ít trường hợp mắc tiểu đường mãn tính tuýp 1. Dù trong trường hợp nào, người bệnh cũng cần kiểm soát lượng đường huyết thật chặt chẽ, dùng thuốc điều trị tiểu đường theo chỉ dẫn của bác sỹ và thường xuyên theo dõi đường huyết.

Mặc dù bệnh tiểu đường trải qua 4 giai đoạn kể trên. Tuy nhiên, không có ranh giới quá rõ ràng cho cả 4 giai đoạn. Người bệnh chủ động tự theo dõi tình hình sức khỏe của mình, kết hợp với thay đổi lối sống khoa học, tích cực vận động.

Tags:
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Hotline
0984.933.601