Đường glucose trong máu do thức ăn chúng ta cung cấp. Quá trình chuyển hóa glucose trong máu sẽ giúp đưa năng lượng đi nuôi cơ thể. Để xác định rối loạn chuyển hóa glucose có phải bệnh tiểu đường hay không cần có quá trình theo dõi và xét nghiệm.
Chuyển hóa glucose trong máu
Glucose được tạo ra từ các thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày để trở thành nguồn năng lượng đi nuôi cơ thể. Sau khi ăn, cơ thể bắt đầu phân hủy carbohydrate có trong các thực phẩm để chuyển hóa thành glucose đi nuôi các tế bào trong cơ thể. Glucose lưu thông trong máu, do đó sau khi tiêu thụ thức ăn, nồng độ đường trong máu tăng lên.
Để glucose đến được các tế bào phải cần insulin. Đây là một hormone vận chuyển đường glucose từ máu vào các tế bào. Những người vì một số lý do nào đó, lượng insulin không đủ hoặc không có khả năng để chuyển hóa glucose thành năng lượng nuôi tế bào, dẫn đến đường huyết tăng. Triệu chứng đó gọi là rối loạn chuyển hóa glucose.
Đường trong máu cao có phải bệnh tiểu đường
Đường trong máu cao sau bữa ăn, trở lại bình thường khi thức ăn được tiêu hóa. Sau bữa ăn, insulin được tiết ra để vận chuyển đường đi nuôi tế bào. Khi insulin không đủ, đường trong máu sẽ ở mức cao.
Quá nhiều glucose trong máu trong thời gian dài dễ dẫn đến làm hỏng mạch máu, thiếu máu nuôi các cơ quan. Dẫn đến các nguy cơ mắc nhiều bệnh khác như: bệnh tim, đột quỵ, bệnh thận, bệnh võng mạc, tổn thương thần kinh. Trường hợp này được gọi là biến chứng bệnh tiểu đường
Đường trong máu cao kéo dài do cơ thể không có khả năng sản sinh đủ insulin được gọi là bệnh tiểu đường hay đái tháo đường. Bệnh tiểu đường có 2 loại:
Tiểu đường tuýp 1: Tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc không có khả năng sản sinh ra insulin. Điều này làm cho chuyển hóa glucose trong cơ thể diễn ra khó khăn hoặc không trọn vẹ, đường huyết cao trở nên mạn tính. Tiểu đường tuýp 1 là bệnh mạn tính kéo dài suốt đời
Tiểu đường tuýp 2: Cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả, còn gọi là kháng insulin, dẫn đến insulin không đưa được đường vào máu, làm đường máu tăng.
Rối loạn chuyển hóa đường huyết được gọi chung khi cơ thể không thể vận chuyển đường trong máu đi đến các tế bào.
Triệu chứng rối loạn chuyển hóa glucose
Đường có nhiều trong trái cây, rau củ, các sản phẩm làm từ ngũ cốc, các loại hạt và đậu...Chúng cung cấp khoảng 50% tổng lượng calories cho cơ thể. Trong thực phẩm ăn hàng ngày thường có các loại đường: glucose, fructose, galactose.
Glucose là đường đơn nên cơ thể hấp thu nhanh; fructose và galactose là đường đa, tức là nhiều phân tử đường hợp thành. Fructose và galactose có chức năng riêng biệt hoặc sẽ biến đổi thành đường đơn glucose.
Một số dấu hiệu nhận biết rối loạn chuyển hóa đường: Mệt mỏi, yếu cơ, sụt cân nhiều, hay buồn nôn, vàng da, co giật, đục thủy tinh thể. Khi thường xuyên gặp phải những dấu hiệu trên, cần phải đến cơ sở y tế để làm các xét nghiệm kiểm tra.