Bệnh máu nhiễm mỡ không có triệu chứng, không nguy hiểm trong thời gian đầu, nhưng về lâu về dài kéo theo nhiều hệ lụy cho hệ tim mạch như gây đột quỵ, xơ vữa động mạch. Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ là do cholesterol trong máu cao. Chúng ta cần kiểm soát nồng độ cholesterol hợp lý để ngăn ngừa bệnh mỡ máu.
Bệnh mỡ máu là gì?
Bệnh mỡ máu hay còn gọi là máu nhiễm mỡ hoặc rối loạn lipid máu là tình trạng chỉ số cholesterol trong máu cao vượt mức cho phép, gây rối loạn chuyển hóa lipid trong máu
Chỉ số lipid bình thường trong máu:
- Cholesterol toàn phần < 200mg/dL
- LDL-Cholesterol ( cholesterol xấu) < 130 mg/dL
- HDL-Cholesterol ( cholesterol tốt) >50Mg/dL
- Triglyceride <160mg/dL
Khi xét nghiệm, chỉ số định lượng cholesterol toàn phần cao, tức các chỉ số của LDL cholesterol, Triglycerides và cholesterol toàn phần cao hơn mức ở trên thì được cho là rối loạn lipid máu. Ngược lại, khi chỉ số HDL cholesterol cao là điều tốt, bới HDL giúp vận chuyển và đào thải cholesterol ra ngoài cơ thể.
5 lý do khiến bạn mắc bệnh máu nhiễm mỡ
Di truyền
Nếu trong gia đình có người thân mắc bệnh mỡ máu cao thì bạn cần phải chú ý sức khỏe. Nên kiểm soát chế độ ăn uống cho hợp lý hơn vì dễ có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao.
Độ tuổi và giới tính
Đối với những người từ 20 tuổi trở lên, mức cholesterol trong máu cũng sẽ bắt đầu tăng lên. Ở nam giới, mức cholesterol nói chung cao hơn so với phụ nữ, đặc biệt là sau tuổi 50.
Ở phụ nữ, mức cholesterol khá thấp cho đến khi mãn kinh, sau đó sẽ tăng lên tương tự như ở nam giới. Khả năng nam giới mắc máu nhiễm mỡ cao hơn nữ giới.
Cân nặng
Thừa cân sẽ làm tăng mức cholesterol máu vì cơ thể tích trữ nhiều calo hơn, và thừa cân cũng có thể làm tăng triglyceride và giảm HDL.
Chế độ ăn
Ăn quá nhiều chất béo bão hòa (thường thấy trong bữa sáng) có thể gây ra cholesterol cao. Chất béo bão hòa tìm thấy nhiều trong các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt bê, sữa, trứng, bơ và pho mát.
Thực phẩm đóng gói có chứa dầu dừa, dầu cọ hoặc bơ cacao có thể có nhiều chất béo bão hòa. Hạn chế những loại thức ăn nhiều cholesterol này.
Thói quen thường xuyên ăn bơ thực vật, hoặc bánh ngọt, bánh quy giòn hoặc khoai tây chiên và đồ ăn nhẹ cũng gây ra lượng mỡ trong máu cao.
Lối sống và sinh hoạt
Những người lười vận động, tập thể dục có thể có nguy cơ mắc cholesterol cao hơn những người tập thể dục thường xuyên. Nếu có thể duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý và chế độ tập thể dục hàng ngày, nồng độ cholesterol trong máu sẽ được cải thiện.
Ngoài ra, hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của nhiều loại bệnh và nó cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim và tăng mỡ máu.
Các triệu chứng của bệnh mỡ máu
Cholesterol tăng là lý do bạn bị bệnh mỡ máu. Thông thường, không có triệu chứng cụ thể của cholesterol cao. Bạn có thể bị cholesterol cao mà không biết.
Nếu nồng độ cholesterol trong máu cao, cơ thể có thể tích trữ thêm lượng cholesterol trong động mạch. Đây là những mạch máu mang máu từ tim đến phần còn lại của cơ thể. Sự tích tụ cholesterol trong động mạch được gọi là mảng bám. Theo thời gian, mảng bám có thể trở nên cứng và làm cho động mạch của bạn bị thu hẹp. Các mảng bám lớn có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Các mảng cholesterol cũng có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn dòng chảy của máu.
Một số biểu hiện sau có thể giúp cảnh báo bạn phải cần gặp bác sĩ:
- Huyết áp không ổn định
- Chân đau, lạnh và hay bị tê
- Đau và tức ngực
Những cách cải thiện bệnh mỡ máu tại nhà cực đơn giản
Cách giảm mỡ trong máu không quá khó, chỉ cần chọn phương pháp phù hợp và kiên trì. Sau đây là những cách cải thiện mỡ máu tại nhà khá đơn giản.
Chố độ ăn phù hợp
Thực phẩm chứa nhiều chất béo làm tăng triglyceride và LDL cholesterol, thực phẩm đóng họp qua quá trình chuyển hóa có chứa nhiều lượng chất béo chuyển hóa cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Do đó cần hạn chế đến mức tối thiếu dùng các loại thực phẩm này.
Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây. Trong trái rau và trái cây chứa nhiều chất xơ, giúp hấp thu và làm giảm cholesterol.
Tăng cường sử dụng thực phẩm chứa nhiều Omega-3. Axit béo Omega-3 mang lại sức khỏe tốt cho hệ tim mạch, điều hòa huyết áp.
Tập thể dục thường xuyên
Vận động cơ thể giúp máu lưu thông, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tiêu hao năng lượng, giảm lượng mỡ trong máu và chuyển hóa lipid trong máu thành năng lượng tiêu thụ.
Các nhà khoa học khuyến cáo nên tập thể dục khoảng 30 phút hàng ngày, các hoạt động đơn giản cũng giúp giảm cholesterol như: đi bộ, chạy bộ, đạp xe.
Hạn chế hoặc từ bỏ chất kích thích
Thuốc lá là nhân tố tăng nhanh lượng cholesterol trong máu, nguyên nhân gây ra các bệnh về tim. Từ bỏ thuốc lá sớm sẽ giảm LDL trong máu, ngừa các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra cũng cần hạn chế sử dụng rượu bia. Uống quá nhiều rượu bia dẫn đến vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nếu sử dụng rượu bia, chỉ nên uống mỗi ly hàng ngày đối với người trưởng thành.
Giảm cân
Người tăng cân, béo phì sẽ có lượng lipid trong máu cao, dễ dẫn đến máu nhiễm mỡ. Hãy thay đổi thói quen sử dụng đồ uống có đường sang uống nước lọc hoặc nước ép. Thay đổi thói quen dùng thức ăn nhanh qua thức ăn ít chất béo.
Tăng cường vận động, vừa giảm lipid máu, vừa giảm tải cho hệ xương khớp và tốt cho tim mạch.
Inharly Trả lời
07/06/2022Renal anuriaoliguria c. https://newfasttadalafil.com/ - Cialis Can Cephalexin Cure Chlamydia Amacus buy cialis on line cialis y similares https://newfasttadalafil.com/ - Cialis foros cialis contrareembolso